4 tứ linh trong phong thủy cùng ý nghĩa ít người biết

CEO Fuji NguyễnCEO Fuji Nguyễn

22 Tháng Mười Hai 2023

1510

Theo văn hóa của người phương Đông, tứ linh trong phong thủy là 4 loài vật có linh lực kỳ diệu, tượng trưng cho 4 nguyên tố tự nhiên. Tìm hiểu ý nghĩa và cách bày trí đúng phong thủy của tứ linh sẽ mang đến cho bạn nhiều điều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.

1. Tứ linh là gì?

Từ xa xưa, tứ linh là bốn loài linh vật gồm Long, Lân, Quy, Phụng, đại diện cho 4 nguyên tố trong tự nhiên là nước, lửa, đất, gió. Tứ linh trong phong thủy là 4 linh thần Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước. Mỗi vị thần sẽ mang một quyền năng riêng, nhiệm vụ chính của họ là canh giữ 7 trong tổng số 28 chòm sao thiên văn theo văn hóa Trung Hoa.

Tứ linh là bộ bốn loài linh vật mang nhiều sức mạnh của đất trời

Tứ linh là bộ bốn loài linh vật mang nhiều sức mạnh của đất trời

Tứ linh ngày nay được ứng dụng trong điêu khắc cột trụ đền chùa, trang trí… Bốn loài linh vật này chẳng những mang giá trị nghệ thuật cao, tinh xảo mà còn chứa đựng ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy.

2. Tứ linh trong phong thủy có ý nghĩa gì?

Tứ linh trong phong thủy có giá trị về mặt tâm linh, cụ thể là:

2.1. Thanh Long – Biểu tượng của công danh và tài lộc

Thanh Long hay rồng là linh vật đầu tiên của tứ linh trong phong thủy. Từ xưa đến nay, rồng là biểu tượng của hoàng đế, bậc chính nhân quân tử, thường xuất hiện trên long bào của vua chúa. Hình ảnh con rồng thể hiện quyền lực, sức mạnh tối cao và chỉ dành cho vưa mới được sử dụng.

Rồng còn được dân gian tôn thờ như một vị thần giúp mùa màng tươi tốt. Người dân còn thờ phụng rồng với niềm mong cầu nhận được những lợi ích tốt trong cày cấy. Nhìn thấy rồng trên trời là điềm may báo hiệu một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Thanh Long tượng trưng cho công danh, tài lộc, quyền lực

Thanh Long tượng trưng cho công danh, tài lộc, quyền lực

Khi chọn hướng làm nhà, người ta cũng chọn những nơi có long mạch, vượng khí để gia chủ nhận được những điều tốt lành, phúc đức cho đời sau. Rồng còn giúp bổ trợ linh khí, hỗ trợ âm dương, hóa giải phần long mạch khiếm khuyết và sửa chữa lỗi trong phong thủy rất hiệu quả.

Những người thương gia tin rằng, trưng vật phẩm hình rồng trong nhà sẽ giúp vạn sự hanh thông, công việc thuận lợi, nhiều thăng tiến vượt bậc, gặp được quý nhân phù trợ trong công việc. Hơn thế nữa, rồng được xem là biểu tượng của sự sinh khí dồi dào, vượng khí tràn trề nên không có gì ngạc nhiên khi linh vật rồng ngày càng có mặt trong các gia đình Á Đông.

2.2. Kỳ Lân – Biểu trưng cho trí tuệ

Đứng thứ hai trong danh sách tứ linh trong phong thủy chính là Kỳ Lân. Người xưa tin rằng, Kỳ Lân là biểu tượng của những điều tốt lành và sự bình an. Các chuyên gia phong thủy thường dùng Kỳ Lân để hóa giải điềm hung, trấn trạch, mang lại may mắn. Bạn có thể thấy những bức tượng Kỳ Lân há miệng đặt trước nhà để canh giữ ngôi nhà và trấn áp điềm hung.

Kỳ Lân được dùng để hóa giải hung khí trong nhà

Kỳ Lân được dùng để hóa giải hung khí trong nhà

Kỳ Lân trong dân gian có hình dạng kỳ dị, phần đầu hình rồng còn phần thân hình thú. Trên thân Kỳ Lân còn có vảy giống như họa tiết trên thân loài hươu. Linh vật này chỉ ăn cỏ nên tính tình hiền lành, sẵn lòng giúp đỡ người yếu thế. Dân gian tương truyền rằng, nơi đâu xuất hiện Kỳ Lân thì nơi đó sắp có thánh nhân đến giúp đời.

2.3. Quy – Đại diện cho sức khỏe an khang, trường thọ

Quy trong tiếng Hán nghĩa là Rùa, là loài vật thứ ba trong tứ linh trong phong thủy. Đây là linh vật duy nhất có trong tự nhiên. Rùa là loài bò sát có tuổi thọ cao, dù không có thức ăn nhưng sức sống vẫn mãnh liệt nên được dùng làm biểu tượng cho sự trường thọ. Người ta ví Rùa với tinh thần thanh cao, thoát tục.

Quy - 1 trong tứ linh trong phong thủy - Là biểu tượng của sự trường tồn bất diệt

Quy – 1 trong tứ linh trong phong thủy – Là biểu tượng của sự trường tồn bất diệt

Người Việt Nam ai cũng biết đến truyền thuyết về thần Kim Quy hiện lên với cây nỏ thần giúp vua An Dương Vương bảo vệ bờ cõi nước Việt xa xưa. Ngoài ra, từ lâu Rùa được xem là sự hội tụ của trời đất, sự trường tồn của thời gian. Các tài liệu phong thủy thường vẽ Rùa kết hợp với đầu Rắn tạo thành một linh vật thiêng liêng.

2.4. Phượng Hoàng – Biểu tượng của bất diệt và vĩnh cửu

Nằm trong nhóm linh thú cuối cùng của tứ linh trong phong thủy, Phượng Hoàng hay Phụng Hoàng tượng trưng cho sự bất diệt và tái sinh. Dân gian cho rằng, Phượng Hoàng là vua của các loài chim với hình dáng xinh đẹp, phần đầu hình gà, cổ cao giống chim hạc, phần mỏ dài như diều hâu, thân có vảy của cá chép, phần tóc của chim trĩ, đuôi rực rỡ của loài chim công, mắt đỏ rực lửa, thân hình cao gần 6 thước.

Trong phong thủy, chim Phượng Hoàng là biểu tượng của 6 thiên thể với phần đầu là trời, mắt là mặt trời, lưng là mặt trăng, đuôi là các hành tinh, cánh là gió, chân là đất. Lông Phượng Hoàng còn đại diện cho 5 màu sắc trong ngũ hành, với màu vàng là hành kim, màu đen hành thổ, xanh lá thuộc hành mộc và màu trắng là hành thủy.

Mỗi bộ phận của chim Phượng Hoàng gắn liền với từng đức tính tốt đẹp của người dân đất Việt:

  • Đầu đại diện cho đức hạnh.
  • Cánh biểu trưng cho nghĩa vụ, tinh thần và trách nhiệm.
  • Ngực biểu tượng cho lòng trắc ẩn và tinh thần nhân đạo.
  • Lưng thể hiện sự khéo léo trong cách đối nhân xử thế của con người.
  • Bụng biểu thị cho sự tin cậy.

Khi được kết hợp với Rồng, Phượng Hoàng sẽ tạo nên cặp đôi đại diện cho sự hạnh phúc, may mắn, trường thọ, an khang. Chính vì thế mà bộ đôi tứ linh trong phong thủy này được dùng làm biểu tượng của Vua và Hoàng Hậu cao quý và người Châu Á rất coi trọng.

Phụng một trong tứ linh trong phong thủy mang ý nghĩa của sự cao quý

Phụng một trong tứ linh trong phong thủy mang ý nghĩa của sự cao quý

Là linh vật linh thiêng, Phượng Hoàng được xuất hiện nhiều trong các nền văn hóa khác nhau trên toàn thế giới. Phương Hoàng đại diện cho hành Hỏa trong ngũ hành. Người ta đặt biểu tượng chim Phượng Hoàng ở cung danh vọng, cung tài với mong muốn nhận được tài lộc, may mắn, thăng tiến trong công danh sự nghiệp.

3. Lưu ý cần tránh trong phong thủy khi đặt tượng tứ linh

Vì tứ linh trong phong thủy rất có ý nghĩa nên nhiều gia chủ chọn làm vật phẩm trang trí trong phòng khách, phòng làm việc với hy vọng mang đến đại cát đại lợi. Dưới đây là những điều bạn cần chú ý khi bài trí tứ linh:

  • Không được đặt tứ linh trong phong thủy ở phòng ngủ hoặc nơi thờ cúng.
  • Không đặt trong phòng em bé để tránh con sợ hãi, nằm mơ thấy ác mộng.
  • Đặt tứ linh trong phong thủy sau khi thỉnh về ngang tầm gia chủ, không đặt cao quá hay thấp quá.
  • Có thể trưng bày ở đối diện cửa chính hoặc hơi lệch với cửa chính, cửa sổ, nên dùng một chiếc bàn riêng để trưng.

Gương là một vật dụng quan trọng trong trang trí và tiện nghi của không gian sống, phòng tắm, phòng ngủ, hoặc các khu vực khác trong nhà. Gương không chỉ có tác dụng thực tiễn trong việc phản chiếu hình ảnh mà còn đóng vai trò trong việc tạo điểm nhấn và cải thiện thẩm mỹ của không gian.

Các vật phẩm tứ linh trong phong thủy rất được ưa chuộng và trưng bày phổ biến trong gia đình nhờ vào ý nghĩa sâu sắc. Tùy thuộc vào ước muốn và cung mệnh của mình mà gia chủ hãy chọn một trong bốn loại linh vật phù hợp để trong gia đình mình nhé.

CEO Fuji Nguyễn
CEO Fuji Nguyễn

CEO Fuji Nguyễn là doanh nhân, hiện đang là Giám Đốc công ty Kuto Nhật Bản, có nhiều năm kinh nghiệm trên thương trường.

WEBSITE

HOTLINE

Kuto Japan có thể giúp gì cho bạn?
chat