Vòi xịt X1 KUTO Nhật Bản, đầu mạ, dây Inox (X1)
21 Tháng Mười Hai 2023Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà? 4 lưu ý để thu hút tài lộc, kích hoạt may mắn
Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà hẳn là thắc mắc của không ít bản chủ. Loài cây này không chỉ cho bóng mát mà còn đem đến những giá trị phong thuỷ nhất định. Vì thế, nhiều người mong muốn trồng cây lộc vừng trước nhà để thu hút tài lộc cũng như kích hoạt may mắn.
1. Đôi nét khái quát về cây lộc vừng – Ý nghĩa phong thuỷ
Cây lộc vừng là một loại cây thân gỗ lâu năm, có chiều cao trung bình từ 2 đến 5 mét. Ở Việt Nam, loài cây này xuất hiện phổ biến từ Bắc vào Nam. Với thân và gốc to, hoa đỏ rực, lá hình mác, mang theo hương thơm khi nở, cây lộc vừng rất thích hợp trồng làm cây cảnh.
Không chỉ được ưa chuộng vì vẻ đẹp bên ngoài, lộc vừng còn mang theo ý nghĩa phong thủy tích cực. Điều này phần nào giúp ích cho câu hỏi có nên trồng cây lộc vừng trước nhà. Hoa lộc vừng đỏ rực tượng trưng cho sự may mắn, hưng thịnh, hạnh phúc và thành công.
Theo chiết tự, “lộc” trong tên của cây mang ý nghĩa của tài lộc, “vừng” đặc trưng cho hạt mè nhỏ nhưng dày đặc. Do đó, cây lộc vừng được hiểu là loài cây mang lại may mắn với lộc lá nhỏ nhưng đủ đầy.
Gốc cây lớn và vững chắc tượng trưng cho người quân tử, có ý chí kiên cường, đứng vững trong mọi hoàn cảnh khó khăn. Tuổi thọ của cây còn thể hiện sự trường thọ và bách niên giai lão.
2. Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà không?
Trồng cây lộc vừng trước nhà có tốt không, có nên trồng cây lộc vừng trước nhà? Trồng cây lộc vừng ở vị trí mặt tiền nhà được coi là lựa chọn lý tưởng. Mặt tiền là nơi tốt nhất để kiểm chứng sức sống mãnh liệt của cây, đồng thời giúp loại bỏ tà ma và những nguồn năng lượng tiêu cực.
Đặc biệt, khi cây lộc vừng bắt đầu trổ hoa, cây không chỉ làm tăng thêm vẻ đẹp nổi bật cho cổng nhà mà còn được các chuyên gia phòng thuỷ đánh giá cao. Bởi đây chính là dấu hiệu tích cực giúp chiêu tài hút lộc và kích hoạt những điều may mắn.
Ngoài những ý nghĩa kể trên, cây lộc vừng khi trồng trước nhà còn giúp tạo bóng mát, thanh lọc không khí hiệu quả. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn trồng cây ở vị trí mặt tiền trong khuôn viên nhà ở của mình mà không còn hoài nghi về việc có nên trồng cây lộc vừng trước nhà hay không.
3. 4 lưu ý quan trọng khi trồng cây lộc vừng trước nhà
Mặc dù mang đến nhiều giá trị và ý nghĩa phong thủy nhưng khi trồng cây lộc vừng, gia chủ không chỉ cần quan tâm đến điều có nên trồng cây lộc trước nhà mà còn cần hết sức lưu ý những điều sau đây nếu không muốn rước vận đen vào nhà.
3.1. Chú ý đến hướng và vị trí trồng cây
Đầu tiên, việc quan tâm đến hướng trồng cây là điều kiện cần thiết để cây có thể phát huy công dụng phong thủy hiệu quả. Tùy thuộc vào bản mệnh của gia chủ, một số hướng trồng cây có thể tham khảo như:
- Mệnh Kim nên chọn trồng cây ở các hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc.
- Mệnh Mộc nên lựa chọn các hướng Đông Bắc, Tây, Tây Bắc, Tây Nam.
- Mệnh Thủy thì ưu tiên các hướng Chính Bắc, Chính Tây, Chính Nam.
- Mệnh Thổ thì thích hợp với các hướng Tây Nam, Đông Bắc.
- Mệnh Hỏa nên chọn trồng cây ở các hướng Nam, Tây Nam, Đông Bắc.
Bên cạnh đó, bản chủ cũng cần lưu ý đến vị trí trồng cây để đảm bảo không gian được bố trí hợp lý và không ảnh hưởng đến phong thủy. Cụ thể:
- Tránh trồng cây chắn giữa lối đi: Đặt cây lộc vừng giữa lối đi có thể gây cản trở cho sự lưu thông của vượng khí, tài lộc khó vào nhà. Vị trí tốt nhất là đặt cây bên trái hoặc bên phải trước nhà.
- Không nên trồng cây sát nhà hoặc sát tường: Cây lộc vừng thường phát triển nhanh và có kích thước tương đối lớn. Do đó, việc trồng cây sát nhà hoặc sát tường sẽ có thể gây nguy hiểm khi cây bị gãy cành hoặc bật gốc.
3.2. Không trồng riêng lẻ một cây
Một trong những sai lầm mà không ít người gặp phải không phải là có nên trồng cây lộc vừng trước nhà mà đó là chỉ trồng duy nhất một cây lộc vừng trước cửa nhà. Theo quan niệm, cây dạng cổ thụ lớn khi đứng một mình sẽ chỉ hút vận khí may mắn vào cây thay vì lan tỏa vượng khí cho không gian xung quanh.
Chính vì vậy, bên cạnh việc quan tâm có nên trồng cây lộc vừng trước nhà hay không, bạn cũng lưu ý không nên lựa chọn trồng duy nhất một cây lộc vừng trước cửa nhà. Thay vào đó, bạn nên tập trung trồng ít nhất từ 2 đến 3 cây để tạo ra sự cân bằng và dung hoà vượng khí.
3.3. Chăm sóc cây lộc vừng trồng trước nhà thường xuyên
Khi trồng các cây mang giá trị phong thủy, nếu thiếu sự chăm sóc và để cây chết, điều này có nghĩa là bạn sẽ bị mất lộc, mất của. Theo đó, bạn cần có nên trồng cây lộc vừng trồng trước nhà và chăm sóc cây thật cẩn thận để cây luôn ra hoa và tốt tươi.
3.4. Trồng cây lộc vừng trong không gian rộng rãi, thoáng đãng
Bạn không cần quá lo lắng có nên trồng cây lộc vừng trước nhà mà thay vào đó bạn có thể lựa chọn vị trí trồng ở những nơi có không gian mở rộng và thoáng đãng. Trong trường hợp bạn sở hữu nhà phố với diện tích hạn chế, bạn có thể trồng loại cây lộc vừng dáng bonsai thay vì các dáng cây lộc vừng cổ thụ.
4. Những câu hỏi thường gặp về cây lộc vừng
Ngoài thắc mắc trồng cây lộc vừng trước cửa nhà có tốt không hay có nên trồng cây lộc vừng trước nhà? Rất nhiều người cũng có vô số băn khoăn xoay quanh về loài cây này. Dưới đây là một số giải đáp chi tiết của Kuto.
4.1. Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà? Làm sao để cây lộc vừng ra nhiều hoa?
Như đã phân tích ở trên, việc có nên trồng cây lộc vừng trước nhà sẽ mang lại nhiều may mắn và thu hút tài lộc đến chủ nhà. Tuy nhiên, bạn cần nắm vững những lưu ý quan trọng khi trồng đã đề cập để cây phát huy được công dụng tốt nhất.
Cây lộc vừng thường bắt đầu ra hoa vào hai khoảng thời gian chính là tháng 6-7 âm lịch và tháng 10-11 âm lịch. Để cây lộc vừng phát triển nhanh và ra nhiều hoa đẹp, bạn cần tuân theo các biện pháp chăm sóc sau đây:
- Đặt cây ở nơi đủ ánh sáng từ cả bốn phía để giúp cây phát triển mạnh mẽ và ra hoa đẹp nhất.
- Tưới nước đều đặn cho cây khoảng hai ngày một lần để giữ độ ẩm đất và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của cây.
- Sử dụng phân NPK, phân hữu cơ tổng hợp, phân vô cơ… để bón cho cây khoảng 2 tuần đến 1 tháng một lần.
- Để kích thích cây lộc vừng ra hoa tốt hơn, bạn có thể thực hiện việc tưới thêm natri hoặc kali cho cây.
- Tưới nước gạo sau khi rụng lá để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, giúp cây phục hồi và chuẩn bị cho chu kỳ ra hoa tiếp theo.
4.2. Cây lộc vừng có thể trồng ở vị trí khác trong nhà hay không?
Ngoài thắc mắc có nên trồng cây lộc vừng trước nhà, bạn hoàn toàn có thể trồng cây này ở những vị trí khác trong không gian sống. Một số vị trí mà bạn cần biết như:
- Trồng cây lộc vừng trong bồn cây: Đây là một lựa chọn lý tưởng cho cây cỡ trung hoặc dạng bonsai, giúp tạo điểm nhấn và làm nổi bật cho không gian nhà ở thay vì băn khoăn có nên trồng cây lộc vừng trước nhà.
- Trồng cây lộc vừng trong chậu: Trồng cây lộc vừng trong chậu để trang trí sân vườn, sảnh nhà hoặc khu vực tiếp khách không chỉ làm cho không gian trở nên nổi bật mà còn tạo điểm nhấn đẹp, sinh động.
Chắc hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời rằng có nên trồng cây lộc vừng trước nhà. Qua những chia sẻ trên, bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức hữu ích trong việc lựa chọn, trồng và chăm sóc loài cây phong thuỷ này sao cho hợp phong thuỷ nhất.
Sơn mịn nội thất là loại sơn đặc biệt được thiết kế để mang lại bề mặt nhẵn mịn, không tì vết, tạo cảm giác sang trọng và hiện đại cho không gian bên trong ngôi nhà. Loại sơn này thường có khả năng che phủ cao, giúp che lấp những khuyết điểm nhỏ trên tường, đồng thời dễ thi công và ít hao sơn.
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức phong thuỷ hữu ích khác tại KUTO. Qua việc đọc và tìm hiểu, chắc chắn sẽ phần nào giúp ích cho bạn để góp phần xây dựng không gian sống đẹp, thoải mái và giá trị nhất.