Vòi xịt X1 KUTO Nhật Bản, đầu mạ, dây Inox (X1)
22 Tháng Mười Hai 2023Kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn là bao nhiêu để tránh vận xui?
Kích thước nhà vệ sinh là bao nhiêu mới đảm bảo sinh hoạt, tính thẩm mỹ và hợp phong thuỷ? Đây là điều mà mọi nhà thầu và gia chủ quan tâm vì nó ảnh hưởng đến sự tiện nghi và yếu tố phong thuỷ. Việc xây nhà vệ sinh không phù hợp sẽ tạo điều kiện cho xui xẻo, tai họa triền miên đến với các thành viên trong gia đình.
1. Vì sao nên xây nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn?
Lưu ý kích thước của nhà vệ sinh không chỉ giúp bạn giải quyết nhu cầu sinh lý mà còn tác động đến sức khoẻ, không gian nhà cửa và chất lượng cuộc sống. Với kinh nghiệm cung cấp các thiết bị nhà vệ sinh cho hàng triệu gia đình Việt, Kuto nhận thấy gia chủ cần chú trọng khi chọn kích thước nhà vệ sinh bởi vì:
1.1. Kích thước nhà vệ sinh giúp tổng thể căn nhà đẹp hơn
Cho dù diện tích nhà ở rộng hay hẹp thì kích thước của nhà vệ sinh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết cấu của toàn bộ căn nhà. Chủ nhà lên bản thiết kế thường ít chú ý đến khu vực nhà vệ sinh, nhưng lại quên rằng nó liên kết chặt chẽ với các công trình kiến trúc khác. Chỉ khi bạn chọn được kích thước nhà vệ sinh chuẩn, phù hợp thì ngôi nhà mới có giá trị thẩm mỹ.
1.2. Nâng cao chất lượng cuộc sống
Nhà vệ sinh không đơn thuần là nơi giải quyết nhu cầu cá nhân. Nó còn là không gian để bạn thư giãn, tái tạo năng lượng sau một ngày dài mệt mỏi.
Sau giờ làm việc căng thẳng, ai cũng thích được ngâm mình trong bồn tắm hay cảm nhận từng hạt bụi mịn và mệt nhọc trôi theo làn nước mát khi tắm. Nói cách khác, đầu tư cho nhà vệ sinh cũng là một cách cải thiện chất lượng cuộc sống.
1.3. Bảo vệ sức khỏe dài hạn
Thời gian bạn ở trong nhà vệ sinh mỗi ngày không ít. Bạn cần giải quyết nhu cầu cá nhân, tắm rửa, giặt quần áo, dưỡng da trong không gian này. Khi nhà vệ sinh đủ thoáng, sạch, gọn thì vi khuẩn, vi rút gây bệnh không có cơ hội hình thành và phát triển. Nhờ vậy mà sức khoẻ của bạn luôn đạt trạng thái tốt nhất.
1.4. Đáp ứng tính phong thuỷ
Nhà vệ sinh là nơi tích tụ nhiều tạp khí ô uế nhất trong nhà. Không chỉ có diện tích nhà vệ sinh mà cả vị trí cửa, hướng bồn cầu cũng sẽ tác động đến vận hạn của gia chủ.
Không ít gia đình tuỳ ý chọn kích thước và nơi đặt nhà vệ sinh mà vướng phải xui xẻo liên tục. Do đó, việc vạch ra bảng kích thước nhà vệ sinh trước khi khởi công là vô cùng quan trọng.
2. Kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn là bao nhiêu?
Kích thước của nhà vệ sinh sẽ thay đổi tùy thuộc vào diện tích tổng thể nhà ở, sở thích và kinh phí dự trù của gia chủ. Theo các chuyên gia xây dựng thì có thể xây nhà vệ sinh với kích thước tham khảo dưới đây:
2.1. Kích thước nhà vệ sinh cho phòng ngủ
Diện tích nhà vệ sinh cho phòng ngủ trung bình là 4 – 6 mét vuông. Với kích thước này thì bạn thoải mái lắp đặt các thiết bị cơ bản như chậu rửa mặt, vòi hoa sen, bồn cầu. Ngoài ra, bạn cũng cần chú trọng vị trí sắp xếp các thiết bị sao cho thật hợp lý, tiện lợi khi sử dụng.
2.2. Kích thước nhà vệ sinh cho phòng khách
Phòng khách thường là nơi tiếp khách, tụ họp gia đình. Xây nhà vệ sinh trong không gian này chủ yếu để mọi người rửa mặt, rửa tay, đi toa lét. Vì vậy kích thước của nó không cần quá lớn, khoảng 5m2 là vừa phải. Gợi ý này phù hợp với mọi loại nhà khách nên bạn có thể ứng dụng cho tổ ấm của mình.
2.3. Kích thước nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
Tận dụng khu vực dưới gầm cầu thang để xây nhà vệ sinh là một ý tưởng hay để tiết kiệm không gian. Tuy nhiên, nhà vệ sinh dưới cầu thang cần đảm bảo đạt tối thiểu là 1.1 m x 800 mm x 1.5 m (dài x rộng x cao) để không cản trở đi lại và sinh hoạt.
2.4. Kích thước nhà vệ sinh cho phòng master
Các phòng master (hay còn gọi là phòng VIP) cần xây nhà vệ sinh rộng hơn để đảm bảo có chỗ cho các chi tiết cao cấp. Ví dụ như phòng tắm xông hơi, khu ngâm bồn tách biệt. Kích thước tiêu chuẩn cho nhà vệ sinh phòng master hiện tại là 7m2.
2.5. Kích thước nhà vệ sinh công cộng
Các nơi công cộng muốn xây nhà vệ sinh sẽ tuân thủ kích thước chuẩn để đảm bảo mỹ quan thành phố. Ngoài ra nó cũng chú trọng độ thông thoáng, sạch sẽ khi khởi công để không để lại khí thải, mùi khó chịu toả ra khu vực xung quanh.
Diện tích nhà vệ sinh công cộng tiêu chuẩn là 2.5 – 3 m2. Ngoài ra, các công trình cũng phải đảm bảo chiều cao trần nhà đạt tối thiểu 2.5 m2 và khoảng cách chậu rửa với mặt sàn là 82 – 85 cm.
3. Hướng dẫn cách đọc các thông số kích thước nhà vệ sinh
Dưới đây sẽ là hướng dẫn cách đọc các thông số kích thước nhà vệ sinh đúng chuẩn:
- Kích thước cửa nhà vệ sinh tiêu chuẩn (chiều cao x chiều rộng): 1.9 m x 0.68 m; 2.1m x 0.82 m; 2.3m x 1.02 m.
- Kích thước gạch lát nền là 20 cm x 20 cm.
- Kích thước gạch ốp tường của nhà vệ sinh tiêu chuẩn thường là 20 cm x 20 cm hoặc 20 cm x 30 cm.
- Chiều cao nhà vệ sinh tối thiểu là 2.2 m.
- Chiều cao từ sàn đến chậu rửa từ 82 cm đến 85 cm.
- Chiều cao của vòi sen cách mặt sàn từ 75 đến 80 cm.
- Chiều cao mắc áo cách mặt sàn từ 165 cm đến 170 cm.
- Kích thước bồn tắm nằm chuẩn: 1400 x 750 x 600 mm.
- Kích thước bồn tắm đứng: 800 x 800 mm.
4. Cần lưu ý gì khi xây nhà vệ sinh?
Ngoài việc chú ý về kích thước nhà vệ sinh, bạn cần quan tâm các điều sau:
- Chọn vị trí nhà vệ sinh, bồn cầu điện tử để thuận tiện đi lại và tránh các hướng trái phong thuỷ. Ví dụ: Đối diện bếp, ngay cửa ra vào, cạnh đầu giường.
- Xác định mục đích sử dụng nhà vệ sinh là có bao gồm việc tắm rửa không để chọn kích thước và các thiết bị phù hợp.
- Đảm bảo nhà vệ sinh đủ thông thoáng, ánh sáng và có nền sàn dốc nước. Nếu nơi ở của bạn không cho phép xây cửa sổ thì cần lắp đặt hệ thống thông gió để nhà vệ sinh không hầm bí.
5. Cách tăng kích thước cho nhà vệ sinh nhỏ
Nội dung này dành cho gia chủ đã hoàn thành công trình mà không thể đập đi xây phòng mới lớn hơn. Có một vài mẹo để bạn biến nhà vệ sinh nhỏ hẹp thành không gian rộng rãi, cụ thể:
- Sơn lại tường màu sáng, chọn nền gạch màu tối: Cách này sẽ giúp nhà vệ sinh của bạn trông bớt ảm đạm và thoáng hơn.
- Trang trí cây xanh: Một số loại cây có thể đặt trong nhà vệ sinh như trầu bà, lưỡi hổ, lô hội, bạc hà, dành dành. Màu xanh lá cây sẽ khiến bạn cảm thấy thư thái khi bước vào nhà vệ sinh. Cây xanh cũng có tác dụng làm không gian mát mẻ, thoáng đãng hơn.
- Lắp đèn phù hợp, đảm bảo đủ độ sáng: Hãy loại bỏ các bóng đèn tỏa nhiệt cao và ánh sáng chói mắt. Khi thay thế đèn phù hợp sẽ giúp không gian nhà vệ sinh trông dịu mắt hơn.
6. Gợi ý hướng xây nhà vệ sinh đúng phong thuỷ
Xác định hướng cũng quan trọng không kém khi chọn kích thước nhà vệ sinh. Theo phong thuỷ, hướng nhà vệ sinh, bồn cầu điện tử tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến gia đạo. Các tuổi và mệnh khác nhau sẽ có hướng khác nhau, cụ thể:
- Tuổi Ất, Giáp Mão: Nên xây nhà vệ sinh hướng Đông.
- Tuổi Tý, Quý, Nhâm: Nên xây nhà vệ sinh hướng Bắc.
- Mệnh Thuỷ, Hoả: Nên xây nhà vệ sinh hướng Đông Nam.
- Hướng Tây: Phù hợp với mọi tuổi, bạn có thể chọn hướng này để xây nhà vệ sinh.
Ngoài ra, bạn cũng không nên chọn các hướng Nam, Tây Nam và Đông Bắc. Khi bố trí nhà vệ sinh hướng nam sẽ khiến gia chủ hay đau ốm. Hướng Tây Nam, Đông Bắc là hướng quỷ môn nên làm hao tiền của và người nhà sẽ gặp tai nạn.
Kuto là công ty nổi tiếng hàng đầu trên thế giới chuyên sản xuất, thương mại các sản phẩm thiết bị vệ sinh cao cấp, nắp bồn cầu sưởi ấm được áp dụng các công nghệ hiện đại của Nhật Bản. Lựa chọn chúng tôi, chắc chắn quý khách sẽ hài lòng vì nhận được chất lượng dịch vụ, cũng như sản phẩm tốt nhất.
Khi chọn được kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn, bạn sẽ không phải lo không gian sống bất tiện hay gặp xui vì phạm điều cấm trong phong thuỷ. Bạn cũng nên thật cẩn trọng khi vẽ ra kích thước cửa nhà vệ sinh trong bản thiết kế trước khi khởi công. Việc này không chỉ giúp có được nơi ở ưng ý, mà còn tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí sửa chữa về sau.