Vòi xịt X1 KUTO Nhật Bản, đầu mạ, dây Inox (X1)
20 Tháng Bảy 2024Cách xác định kích thước tủ bếp chữ L chuẩn phong thủy
Kích thước tủ bếp chữ L ảnh hưởng rất lớn đến ngôi nhà như công năng sử dụng, tính thẩm mỹ, yếu tố phong thủy,… Nên trước khi thi công, bạn đừng quên tìm hiểu, lựa chọn thông số chính xác.
1. Tủ bếp chữ L là tủ bếp như thế nào?
Tủ bếp chữ L là một trong những kiểu tủ bếp thông dụng bậc nhất hiện nay vì sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội. Thiết kế này gần như phù hợp với mọi không gian, đặc biệt là những căn bếp có diện tích không quá lớn.
Tủ có thiết kế 2 cạnh vuông góc với nhau, bo sát vào tường, bố trí tận dụng hết mọi góc chết của không gian. Do đó, tủ bếp chữ L được biết là loại nội thất tiết kiệm không gian vô cùng hiệu quả.
2. Vì sao cần phải xác định kích thước tủ bếp chữ L trước khi thi công?
Kích thước tủ bếp chữ L đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình thi công, sắp xếp thiết bị nội thất. Nguyên do là vì:
- Kích thước đúng chuẩn sẽ đem đến sự thuận tiện, thoải mái cho người làm nội trợ, người thực hiện nấu nướng. Các thao tác lấy dụng cụ, đồ dùng trong khi nấu cũng dễ dàng, linh hoạt hơn, hạn chế tối đa trường hợp nguy hiểm. Chẳng hạn như rơi vỡ, với tay gây bỏng hay té ngã,…
- Điều này ngoài ra cũng đáp ứng được các tiêu chí liên quan đến yếu tố phong thủy, tránh những cấm kỵ không tốt. Nó có thể giúp gia chủ thu hút tài vượng, “ăn nên làm ra”, sức khỏe tăng cường, gia đình yên ổn.
- Mặt khác, việc xác định kích thước tủ bếp L cũng có lợi cho những căn bếp nhỏ hẹp. Nó giúp bạn đi lại dễ dàng hơn, bố trí được nhiều dụng cụ hơn, đảm bảo tối ưu hóa mọi công năng sử dụng.
- Cuối cùng, kích thước tủ bếp phù hợp còn mang ý nghĩa giúp bạn tiết kiệm chi phí tốt hơn, tránh lãng phí.
3. Cách xác định kích thước tủ bếp chữ L phù hợp với gia đình mình
Tiêu chuẩn của một chiếc tủ bếp thực tế sẽ không cố định mà có thể linh hoạt điều chỉnh sao cho hợp lý nhất. Tùy theo diện tích gian bếp, số lượng đồ đạc, diện tích tổng thể căn nhà, chiều cao trần nhà,… kích thước sẽ có sự khác nhau.
Tuy nhiên đối với những gia đình Việt, dưới đây là một số kích thước tủ bếp chữ L phù hợp nhất:
3.1. Kích thước chuẩn tủ bếp dưới
Kích thước tủ bếp chữ L dưới được tính như sau:
- Chiều cao: Khoảng 81 – 86 cm.
- Chiều sâu: Từ 45 – 50 cm.
- Chiều rộng: 60 – 65 cm.
Lưu ý:
- Chiều cao tủ bếp được tính bằng độ cao tủ bếp cộng với độ dày bàn bếp phía trên.
- Chiều rộng bằng với kích thước chiều rộng của mặt bàn bếp.
- Con số chiều cao 81 – 86 cm là kích thước đạt chuẩn về phong thủy nhất.
- Ngoài ra, kích thước tủ dưới còn phụ thuộc vào kích thước của các thiết bị như bếp gas, bếp điện, tủ lạnh,… Bạn hãy kiểm tra và đo đạc chính xác chúng trước khi xác định tủ bếp dưới cho trường hợp này.
3.2. Kích thước của tủ bếp chữ L trên
Đối với kích thước tủ bếp trên chữ L, chúng ta có những thông số tiêu chuẩn như sau:
- Chiều cao: Tầm 70 cm.
- Chiều sâu: Khoảng 35 cm.
- Chiều rộng: 40 cm, 50 cm, 60 cm hoặc tối đa 80 cm.
Lưu ý:
- Chiều sâu tủ bếp trên được tính cho cả cánh tủ.
- Kích thước tủ trên có thể được điều chỉnh lại theo chiều cao của người đứng bếp nhằm mang lại sự tiện lợi nhất. Đương nhiên, chúng cũng cần phải phù hợp với vấn đề về phong thủy.
3.3. Mách bạn kích thước đúng của cánh cửa
Kích thước cánh tủ bếp chữ L bao nhiêu tùy thuộc vào chất liệu mà bạn sử dụng để thiết kế. Chẳng hạn đối với tủ bếp bằng gỗ công nghiệp, gỗ tự nhiên:
- Chiều cao tầm 70 – 80 cm.
- Chiều rộng dao động từ 30 – 70 cm.
Thế nhưng, đa phần các cánh tủ được khuyến khích độ rộng nên từ 50 cm trở lên để có tính thẩm mỹ cao nhất. Chưa kể, điều này còn giúp bạn tránh được tình trạng chất lượng gỗ không tốt, bị biến dạng hay cong vênh.
3.4. Kích thước chuẩn cho bàn đảo
Đối với bàn đảo bếp chữ L, các gia đình người Việt nên thiết kế theo các kích thước sau để hợp phong thủy hơn:
- Chiều cao: 82 – 85 cm.
- Độ sâu: Khoảng 50 – 60 cm.
- Chiều dài: Không có quy định cụ thể trong phong thủy, bạn thiết kế sao cho cân đối là được.
4. Những điều tối kỵ khi thi công tủ bếp chữ L bạn cần biết
Bên cạnh cách xác định kích thước tủ bếp chữ L, bạn cũng cần tránh những điều sau đây khi thi công để không phạm phong thuỷ, ảnh hưởng xấu tới cả gia đình sau này:
- Tủ bếp không nên đặt ngược hoặc quay lưng lại với hướng chính của ngôi nhà.
- Tủ bếp không nên đặt trên một đường thẳng với cửa chính hay đối diện với cửa chính.
- Tuyệt đối không đặt tủ bếp đối diện nhà vệ sinh, không bố trí nước và lửa gần nhau.
- Không để tủ bếp hướng thẳng vào khu vực phòng ngủ của bạn.
- Phía sau tủ bếp phải có chỗ dựa vững chắc, không nên để tủ bếp ở giữa gian nhà.
- Cuối cùng, bạn nhất định không đặt tủ bếp quá gần với vị trí cửa sổ, nơi có nhiều gió.
Vòi lạnh, hay còn gọi là vòi nước lạnh, là một phần quan trọng trong hệ thống cấp nước của mỗi gia đình và cơ sở thương mại. Được thiết kế để cung cấp nước lạnh một cách tiện lợi và nhanh chóng, vòi lạnh thường được lắp đặt ở những khu vực như bếp và phòng tắm, nơi cần nước lạnh cho các hoạt động như uống nước, rửa tay hoặc nấu nướng.
Kích thước tủ bếp chữ L đúng thông số, đạt chuẩn phong thủy là vấn đề mà mọi gia chủ đều quan tâm. Bởi vì nó không chỉ giúp không gian ngôi nhà của bạn thu hút nhiều tài lộc, vượng khí dồi dào mà còn đảm bảo cho quá trình nấu nướng, di chuyển trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Vì vậy trước khi xây dựng công trình tâm huyết nhất của cuộc đời mình, hi vọng bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích.