TOP 10+ cách xử lý mùi hôi nhà vệ sinh đơn giản, hiệu quả nhất
22 Tháng Bảy 2024Tất tần tật về quạt thông gió 2 chiều bạn không nên bỏ lỡ
Nhờ những ưu điểm vượt trội, quạt thông gió 2 chiều ngày càng được các hộ gia đình và cơ sở sản xuất lựa chọn sử dụng. Dù vậy nhưng không phải ai cũng nắm được đầy đủ thông tin về dòng quạt này. Vậy hãy cùng KUTO tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Giới thiệu sơ lược về quạt thông gió 2 chiều
Quạt thông gió 2 chiều là một trong những sản phẩm bán chạy nhất hiện nay bởi tính ứng dụng cao của chúng. Vậy thiết bị này là gì, cấu tạo và hoạt động ra sao?
1.1. Quạt thông gió 2 chiều là gì?
Thông thường, quạt thông gió 1 chiều là loại chỉ có khả năng hút không khí từ trong phòng ra ngoài. Nhưng đúng như tên gọi, quạt thông gió 2 chiều vừa đẩy độ ẩm, mùi hôi, không khí từ trong ra ngoài vừa đưa luồng không khí tươi mới từ ngoài vào trong thông qua việc đảo chiều. Điều này góp phần làm thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế các mùi khó chịu trong không gian.
1.2. Cấu tạo
Cấu tạo của quạt thông gió 2 chiều bao gồm 07 bộ phận chính sau:
- Vỏ quạt: Đây là bộ phận bảo vệ cũng như ngăn tác nhân bên ngoài rơi vào hoặc va chạm, làm hỏng cánh quạt. Nhựa, nhôm, thép không gỉ với độ bền cao là những vật liệu được dùng phổ biến để làm vỏ quạt.
- Cánh quạt: Tùy từng mẫu mã, từng hãng mà cánh quạt được trang bị từ 3 – 6 cánh, chủ yếu làm từ nhôm hoặc sắt. Chức năng chính của cánh quạt là tạo ra luồng không khí lưu thông hai chiều.
- Động cơ: Nhiệm vụ của động cơ là cung cấp năng lượng, điều chỉnh chiều quay và tốc độ của cánh quạt. Đa số động cơ quạt thông gió 2 chiều hiện nay được làm bằng sắt hoặc đồng.
- Khung đỡ: Được làm từ nhôm hoặc thép cứng cáp, khung đỡ nối phần thân và vỏ quạt để giữ cân bằng cho thiết bị khi hoạt động.
- Màng lưới: Bộ phận này giúp ngăn côn trùng, các loại bụi bẩn lọt vào trong quạt. Cũng giống với vỏ quạt, vật liệu thường được dùng để làm màng lưới là nhôm, nhựa, thép không gỉ.
- Bộ điều khiển: Đây là phần để bật/tắt quạt, được thiết kế dạng dây giật hoặc công tắc giúp thao tác dễ dàng hơn.
- Dây nguồn: Để quạt hoạt động thì trong cấu tạo phải có cần dây nguồn kết nối với nguồn điện.
1.3. Nguyên lý hoạt động
So với quạt thông gió 1 chiều, nguyên lý hoạt động của quạt thông gió 2 chiều phức tạp hơn. Đầu tiên, khi có nguồn điện, cánh quạt sẽ quay và tạo ra lưu lượng gió. Lúc này dòng gió thổi thuận chiều từ đằng trước ra đằng sau, đồng thời thổi ngược chiều từ phía sau ra phía trước.
Việc đẩy – hút theo 2 chiều này làm cho luồng không khí luôn được luân phiên, hạn chế tình trạng không khí bị ứ đọng. Cùng với không khí thì bụi bẩn, mùi hôi, mùi ẩm mốc,… cũng được loại bỏ và nhận nguồn không khí tươi mới từ ngoài vào.
2. Có nên mua quạt thông gió 2 chiều không?
Dù sở hữu lượng bán “khủng” nhưng thực tế vẫn còn nhiều người băn khoăn có nên mua quạt thông gió 2 chiều không. Bạn có thể tự trả lời câu hỏi này qua phân tích sau đây.
2.1. Ưu điểm
Quạt thông gió 2 chiều sở hữu nhiều tính năng nổi bật cùng những lợi ích thiết thực.
- Giúp không khí trong lành hơn
Với nguyên lý hoạt động nêu trên, ưu điểm đầu tiên của quạt thông gió 2 chiều là mang lại cho người sử dụng một không gian trong lành, thoáng mát. Lưu lượng gió trung bình từ 27 – 43m3/phút, sải cánh quạt dao động khoảng 10 – 20cm, việc lưu thông không khí diễn ra vô cùng nhanh chóng.
Ngoài ra, nhờ việc hút đi khí ẩm, hơi nóng, dòng quạt 2 chiều này còn giúp ngăn ngừa tình trạng nấm mốc sinh sôi. Nhờ vậy, các loại vi khuẩn gây bệnh cũng không có môi trường phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Hoạt động êm ái
Nhìn chung, quạt thông gió 2 chiều hiện nay đa số được đầu tư sản xuất, đảm bảo không gây ra tiếng ồn khó chịu. Chúng hoạt động êm ái, mang lại cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.
- An toàn
Quạt thông gió 2 chiều có lưới bảo vệ ở cả 2 mặt nên người dùng có thể yên tâm khi sử dụng. Thêm vào đó, động cơ quạt được trang bị bộ cảm ứng nhiệt sẽ tự tắt trong trường hợp nhiệt độ tăng vượt ngưỡng. Ngoài ra, một số mẫu quạt còn thiết kế cửa sổ tự động mở – đóng khi hoạt động và dừng hoạt động.
- Độ bền cao
Đa phần vật liệu làm quạt đều có được các hãng, các đơn vị sản xuất dùng đều có khả năng chống oxy hóa, chống mài mòn, chịu va đập tốt. Quạt có thể hoạt động liên tục, bền bỉ, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư vừa tiết kiệm điện năng.
2.2. Nhược điểm
Giá thành, chi phí lắp đặt cao được coi là một nhược điểm của quạt thông gió 2 chiều so với các dòng quạt 1 chiều. Điều này tương xứng với những tính năng ưu việt mà chúng sở hữu. Đồng thời, với những lợi ích chúng mang lại thì nhược điểm này không phải rào cản quá lớn để bạn đầu tư cho gia đình, doanh nghiệp,… của mình.
3. Quạt thông gió 2 chiều được ứng dụng thế nào trong đời sống?
Đóng vai trò quan trọng trong việc làm thông thoáng, quạt thông gió 2 chiều phụ kiện nhà vệ sinh được ứng dụng nhiều trong sinh hoạt và sản xuất.
3.1. Nhà ở
Ngày càng nhiều hộ gia đình chọn lắp quạt thông gió 2 chiều trong nhà. Quạt được lắp ở phòng bếp giúp hút khói, hút mùi thức ăn ra ngoài, làm trong lành khu vực nấu nướng. Khu vực phòng tắm, nhà vệ sinh cũng được các gia chủ lắp quạt để loại bỏ mùi hôi. Nhiều nhà còn lắp quạt trong phòng ngủ với mong muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình và người thân.
3.2. Nhà máy
Các nhà máy, xưởng sản xuất thường chọn quạt thông gió 2 chiều công nghiệp để hút khí nóng, bụi và khói ra ngoài. Quạt cũng hút mùi tồn đọng từ sản phẩm đóng gói. Nhờ vậy, môi trường làm việc của công nhân an toàn và thoải mái hơn.
3.3. Văn phòng
Văn phòng làm việc, nhất là với các tòa nhà cao tầng thường kín khí, phải bật điều hòa liên tục nên rất ngột ngạt. Quạt thông gió 2 chiều là sự lựa chọn thông minh mang bầu không khí tươi mới đến văn phòng, mọi người cảm thấy dễ chịu hơn, từ đó tăng hiệu suất làm việc.
3.4. Phòng học
Để tạo ra môi trường học tập thoải mái cho học sinh, sinh viên, việc lắp quạt thông gió 2 chiều sẽ cải thiện đáng kể chất lượng khí cho không gian học. Thêm vào đó, quạt được lắp ở phòng thí nghiệm sẽ hút các mùi hóa chất ra ngoài, góp phần bảo vệ sức khỏe người làm công tác nghiên cứu, thực hành tại đây.
3.5. Tầng hầm
Tầng hầm – nơi thường xuyên thiếu ánh sáng tự nhiên lại có độ ẩm cao là môi trường lý tưởng cho mùi hôi, nấm mốc phát triển. Khu vực này cũng dễ bị mùi từ các loại đồ đạc, hàng hóa và dễ tích tụ khí thải từ các phương tiện với tầng hầm để xe. Quạt thông gió 2 chiều là giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm không khí, giảm thấp tỷ lệ cháy nổ.
4. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản quạt thông gió 2 chiều
Không phải cứ mua quạt thông gió 2 chiều về lắp đặt là chúng sẽ mang lại hiệu quả tốt, đáp ứng nhu cầu và mục đích của bạn. Muốn đạt được điều đó, bạn cần biết sử dụng và bảo quản sản phẩm đúng cách.
- Vị trí lắp quạt cần thông thoáng, không bị cản bởi các đồ vật để luồng gió đi xa nhất.
- Tùy theo vị trí sử dụng, bạn điều chỉnh góc quạt thông gió cho phù hợp. Với phòng có điều hòa hay không có, bạn cũng cần tìm hiểu để chọn vị trí lắp quạt hợp lý.
- Ban đầu, bạn nên sử dụng quạt ở chế độ thấp nhất, sau đó tùy nhu cầu để tăng dần. Hạn chế để quạt thông gió 2 chiều hoạt động ở công suất cao liên tục trong thời gian dài.
- Định kỳ vệ sinh quạt cẩn thận, nếu có kinh nghiệm hãy tháo rời từng bộ phận quạt để vệ sinh kỹ hơn. Khi vệ sinh, bạn dùng khăn mềm ẩm, tuyệt đối không dùng vải ướt hoặc giấy ráp.
- Thường xuyên kiểm tra phần tiếp xúc với dòng điện. Khi phát hiện rò rỉ dây điện hoặc bị hở hàn, cần thay mới ngay lập tức để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng tiếp theo.
- Khi tháo lắp, vận chuyển, bảo dưỡng quạt cần chú ý tắt nguồn điện.
- Hạn chế đến mức tối đa các vật nhỏ rơi vào quạt vì có thể gây ra nguy hiểm.
5. Một số vấn đề thường gặp với quạt thông gió 2 chiều
Sau một thời gian sử dụng quạt thông gió 2 chiều có thể phát sinh một số vấn đề khiến bạn bối rối không biết xử lý thế nào. Dưới đây mà các vấn đề thường gặp và cách khắc phục để bạn tham khảo.
- Quạt chạy yếu, luồng gió không mạnh: Trường hợp này thường do cánh quạt bị bụi bẩn bám vào. Bạn có thể vệ sinh cánh quạt để giải quyết vấn đề. Nếu vẫn không được thì khả năng cao là motor quạt bị hỏng, cần thay thế.
- Quạt tạo ra tiếng ồn lớn, rung lắc mạnh: Mất cân bằng cánh quạt, cánh quạt bị lệch hoặc mòn, lỏng bu lông là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Bạn hãy siết chặt các bu lông, điều chỉnh vị trí hoặc thay cánh quạt nếu cần.
- Quạt bị giật hoặc dừng đột ngột khi hoạt động: Vấn đề này chủ yếu đến từ nguồn điện áp không ổn định hoặc bị chập mạch điện. Bạn nên kiểm tra lại phích cắm, dây dẫn, nguồn điện.
- Quạt không khởi động được: Khi gặp tình huống này, bạn xem lại thiết bị đã nhận nguồn điện vào chưa hoặc cầu chì hay aptomat có bị cháy không. Nếu không phải những nguyên nhân trên mà quạt vẫn không hoạt động thì khả năng cao là do hỏng bộ phận điều khiển.
- Bị điện giật khi chạm vào quạt: Nếu động vào quạt bạn thấy tê tê ở tay thì có thể dây điện đã bị đứt hoặc lỏng tiếp xúc. Lúc này, ngưng sử dụng và gọi thợ có kinh nghiệm đến để kiểm tra ngay.
Trên đây, KUTO vừa gửi đến bạn những chia sẻ về quạt thông gió 2 chiều. Hy vọng qua thông tin được cung cấp trong bài viết, bạn biết được các ứng dụng của thiết bị này trong đời sống cũng như biết cách sử dụng, bảo quản và xử lý vấn đề thường gặp với chúng sao cho hiệu quả.