TOP 10+ cách xử lý mùi hôi nhà vệ sinh đơn giản, hiệu quả nhất
21 Tháng Mười Hai 202310+ mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng sang trọng, tiện nghi nhất
Các kiểu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng đang trở thành xu hướng được nhiều gia chủ lựa chọn hàng đầu, đặc biệt là ở căn nhà có diện tích rộng. Đây là những mẫu thiết kế tạo không gian riêng tư cho gia đình, tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt.
1. Tại sao nên thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng?
Bên cạnh các khu vực phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ thì nhà vệ sinh cũng là một khu vực trong nhà mà gia chủ nên chăm chút kỹ lưỡng để có thẩm mỹ và thông thoáng. Việc thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng có những mục đích sau:
- Thời gian người sử dụng được phân chia hợp lý: Các gia đình có nhiều thành viên sẽ phân chia được thời gian cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân mà không lo các thành viên khác bị ảnh hưởng. Nhờ đó, bạn và mọi người sẽ không phải mất thời gian chờ đợi khi có nhu cầu sử dụng, nhất là giờ sinh hoạt cao điểm như sáng sớm đi làm, đi học.
- Mang đến cảm giác thoải mái: Việc thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng sẽ giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài chức năng tắm rửa, sinh hoạt cá nhân thì phòng tắm còn là nơi bạn thư giãn đầu óc, giải tỏa mệt mỏi nên không gian cần sạch sẽ, thơm tho. Trong khi đó, nhà vệ sinh giúp bạn giải quyết nhu cầu sinh lý cá nhân. Vì hai chức năng khác nhau nên phòng tắm và nhà vệ sinh cần được phân chia tách biệt.
- Phát huy nhiều lợi ích hiện đại: Các mẫu bồn cầu ngày nay được tích hợp thêm nhiều tính năng mới lạ như xịt rửa tự động, phát nhạc, tự động sấy khô sau khi sử dụng. Các nhà tắm rộng rãi thường được trang bị thêm vòi sen, bồn tắm, bồn rửa mặt, tủ đựng đồ, thiết bị máy móc đơn giản. Vì thế, những công năng trên nếu được tối ưu thì khu vực nhà vệ sinh, nhà tắm thiết kế riêng sẽ đủ khả năng bài biện những thiết bị tiện ích này.
- Mang sự riêng tư đến cho người sử dụng: Tách biệt nhà vệ sinh và nhà tắm thành hai khu vực có chức năng khác nhau có tác dụng đảm bảo tính riêng tư của người sử dụng. Thêm vào đó, quá trình sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia đình được tiện nghi và nâng cao.
2. 10+ mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng mới nhất
Nhờ có điểm cộng là sự riêng tư, thoải mái nên ngày càng nhiều người đi theo xu hướng thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng. Bạn có thể tham khảo một số kiểu thiết kế dưới đây để chọn cho mình một phong cách ưng ý:
2.1. Xây không gian vệ sinh riêng trong phòng tắm
Cách tốt nhất để tách biệt khu vực nhà tắm và nhà vệ sinh mà bạn có thể thực hiện là tạo nên không gian riêng giữa chúng. Trong không gian phòng tắm, bạn có thể xây thêm nhà vệ sinh. Hai khu vực này sẽ được ngăn cách với nhau bằng một bức tường kiên cố hoặc cửa ra vào.
2.2. Hai không gian riêng biệt cho nhà tắm và nhà vệ sinh
Một cách khác bạn có thể áp dụng khi thiết kế nhà vệ sinh, bồn cầu liền khối và nhà tắm riêng là xây tách biệt hẳn khu nhà vệ sinh và nhà tắm. Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là gia chủ mất thêm nhiều chi phí vì phải xây thêm tường ngăn, hệ thống đèn, hệ thống nước, hệ thống thông gió. Những ngôi nhà diện tích lớn khá phù hợp và lý tưởng để đi theo lối thiết kế này.
2.3. Xây rào cản đơn giản giữa hai khu vực
Một cách đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất để có sự riêng tư giữa nhà tắm và nhà vệ sinh là lắp đặt vách ngăn hoặc rào cản đơn giản. Bạn có thể chọn bức tường, rèm cửa, hệ thống cửa… Các vách ngăn đơn giản vừa dễ thực hiện lại không tốn nhiều chi phí. Đây cũng là cách thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng ở quê mà người có phòng tắm chật hẹp hoặc không có không gian riêng tư thường lựa chọn.
2.4. Dùng kính ngăn cách khu vực nhà vệ sinh
Nếu bạn thích thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng nhưng không thích bị ép buộc ở trong không gian nhỏ hẹp thì có thể tham khảo qua ý tưởng này. Thiết kế dùng kính phủ mờ để tách biệt hai khu vực sẽ giúp bạn thoát khỏi cảm giác tù túng, tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho khu vực vệ sinh.
2.5. Chọn phong cách hiện đại cho thiết kế tách biệt nhà vệ sinh và nhà tắm
Mẫu nhà tắm và nhà vệ sinh được thiết kế theo phong cách hiện đại sẽ đáp ứng được tính thẩm mỹ, sự hài hòa cùng tiện nghi cho người sử dụng. Thông thường, kiến trúc sư sẽ chọn tone màu sắc đơn giản cho kiểu thiết kế này như xám, trắng, đen. Lối trang trí cũng được chú trọng sự đơn giản, chủ yếu tập trung vào thiết bị vệ sinh thông minh, hiện đại.
2.6. Thiết kế không gian nhà vệ sinh và nhà tắm riêng cho diện tích hẹp
Nếu sở hữu một phòng tắm với diện tích nhỏ thì một lời khuyên là bạn chỉ nên bố trí các đồ nội thất cơ bản, chẳng hạn như vòi sen, bồn rửa tay, bồn cầu. Bồn tắm hay tủ đựng đồ không phải là lựa chọn tốt cho khu vực này. Các món nội thất cơ bản chắc chắn vẫn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng cho các thành viên trong gia đình mà không hề tạo cảm giác bí bách, chật chội cho không gian.
2.7. Tách biệt không gian vệ sinh và tắm rửa theo phong cách tối giản
Nếu chọn thiết kế theo phong cách tối giản, nội thất sẽ tập trung chủ yếu mang đến sự tiện nghi cho người dùng. Các thiết bị, vật dụng không cần thiết sẽ được loại bỏ toàn bộ, thay thế bằng nội thất cơ bản. Nhìn tổng quát thì khu vực này sẽ hết sức nhẹ nhàng, đơn giản, tiết kiệm chi phí xây dựng và diện tích tối đa.
2.8. Xây nhà vệ sinh và nhà tắm riêng theo phong cách công nghiệp
Nếu bạn đang muốn xây không gian nhà tắm đơn giản nhưng không bị nhàm chán thì có thể chọn phong cách thiết kế công nghiệp. Tuy không quá trau chuốt hay hào nhoáng nhưng bản thiết kế lại toát lên sự độc đáo, sáng tạo, không bị nhầm lẫn hay quen thuộc.
2.9. Thiết kế phong cách sang trọng cho mẫu nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Nếu cả căn nhà của bạn đang đi theo phong cách sang trọng, hiện đại thì kiểu nhà vệ sinh, nhà tắm cũng cần đồng bộ. Thiết kế này sẽ mang hơi thở thanh lịch, quý phái nhờ nội thất, thiết bị có chất lượng cao, kiểu dáng hiện đại. Điều cần lưu ý ở công trình này là diện tích phải lớn và tốn khoản chi phí cao.
2.10. Chọn phong cách cổ điển cho kiểu thiết kế nhà tắm và nhà vệ sinh riêng
Đến với phong cách cổ điển, bản thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng sẽ chú trọng nhiều vào các đường nét, chi tiết thiết kế và nội thất bên trong. Sau khi hoàn thành, công trình sẽ mang sự cầu kỳ, hoa lệ nhưng không kém phần cổ kính, đạt giá trị thẩm mỹ vô cùng cao, nâng tầm cho tổng thể ngôi nhà.
2.11. Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt phong cách gần gũi thiên nhiên
Kiểu nhà tắm và nhà vệ sinh được thiết kế trong không gian cây xanh trang trí rất thích hợp cho những gia đình yêu thiên nhiên, thích cây cối. Khu vực vệ sinh của bạn sẽ có một bầu không khí thoải mái, trong lành và tự nhiên.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn mua bồn tắm góc nhập khẩu chuẩn nhất từ A-Z
3. Có nên thuê đơn vị thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng?
Việc thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng không đơn giản, nó đòi hỏi phải có trình độ và sự chuyên nghiệp, tay nghề cao cùng kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Bạn hoàn toàn có thể tự nghiên cứu và thiết kế cho không gian ngôi nhà mình. Tuy nhiên, đối với những gia chủ không có nhiều thời gian hoặc kinh nghiệm thì việc thuê một đơn vị giúp mình hoàn thành công trình này là điều nên làm.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều đơn vị chuyên thiết kế nhà vệ sinh, nhà tắm có chuyên môn cao. Điều bạn cần làm là tìm hiểu kỹ để chọn được một nơi uy tín, báo giá rõ ràng, có bản vẽ cụ thể, tư vấn cho gia chủ kỹ càng trước khi tiến hành thực hiện. Điều này sẽ giúp bạn có một nơi thư giãn, giải quyết nhu cầu sinh hoạt hàng ngày được hoàn hảo, đúng như ý muốn.
Bồn cầu nguyên khối hay còn gọi là bồn cầu liền khối là một trong những thiết bị vệ sinh đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Với thiết kế liền mạch, không có các khe hở, bồn cầu nguyên khối mang đến vẻ đẹp sang trọng, hiện đại và đặc biệt dễ dàng vệ sinh.
Để có một ngôi nhà với không gian nhà tắm, nhà vệ sinh riêng thoải mái đem đến những phút giây thư giãn mỗi lúc mỏi mệt, bạn hãy tham khảo các thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng sang trọng. Giữa rất nhiều cái tên nổi tiếng hiện nay, Kuto Nhật Bản là công ty được biết đến trên thế giới chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thiết bị vệ sinh cao cấp. Thời gian bảo hành cho các sản phẩm cũng được Kuto chú trọng để khách hàng yên tâm sử dụng. Tùy theo phong cách và gu thẩm mỹ của mình mà bạn hãy chọn một kiểu không gian phù hợp nhất nhé!