Thời điểm vào đông, khi nhiệt độ xuống quá thấp, chỉ với bình nóng lạnh vẫn chưa đủ khả năng làm tăng nhiệt độ. Lúc này, cần trang bị thêm một chiếc đèn sưởi để bảo vệ cơ thể tránh nhiễm lạnh và đổ bệnh. Dưới đây là cách lắp đặt đèn sưởi nhà tắm đúng kỹ thuật, an toàn mà các gia đình có thể tham khảo, tự lắp đặt tại nhà.
Cách lắp đặt đèn sưởi nhà tắm không quá khó nếu bạn có kiến thức về điện và có khả năng khoan tường. Bạn có thể tham khảo cách lắp đèn sưởi nhà tắm an toàn và hiệu quả dưới đây. Trước khi tiến hành lắp đặt bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ sau: Búa hoặc khoan bê tông, băng keo, bút thử điện, khoan ốc vít và bút để đánh dấu.
Đèn sưởi treo tường được thiết kế khá đơn giản nên trong quá trình lắp đặt cũng trở nên dễ dàng hơn.
Bước 1: Trước khi lắp đặt bạn hãy tiến hành đo diện tích phòng tắm (nếu chưa nắm được diện tích phòng tắm là bao nhiêu m2), sau đó chọn mã đèn phù hợp với diện tích của phòng tắm.
Bước 2: Chọn vị trí lắp đặt gần nơi bạn tắm nhất để nhiệt lượng tỏa ra chỗ bạn là nhiều nhất, đảm bảo đủ độ ấm trong quá trình tắm. Khoảng cách lý tưởng nhất từ vị trí lắp bóng đèn sưởi đến mặt sàn là 1,8m, tuy nhiên đối với những phòng tắm nhỏ hẹp, thì độ cao vị trí lắp bóng đèn chỉ cần trên 1,6m là an toàn.
Bước 3: Sau khi xác định được vị trí lắp đèn, tiến hành đánh dấu và khoan đục tường với kích thước phù hợp.
Bước 4: Tiến hành treo đèn và kết nối với hệ thống điện.
Đối với loại đèn sưởi treo tường này, khi đèn bị hỏng, bạn có thể mua bóng khác để thay thế, tuy nhiên cần lưu ý một số chi tiết sau:
Đối với đèn sưởi âm trần bạn nên nhờ sự giúp đỡ từ thợ lắp đặt chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt.
Cách lắp đèn sưởi nhà tắm âm trần cũng tương tự cách lắp đèn sưởi treo tường. Đầu tiên cần đo diện tích phòng tắm để xác định kích thước phù hợp cho đèn sưởi. Sau đó chọn vị trí đặt đèn sưởi an toàn và đúng tiêu chuẩn.
Khoảng cách an toàn từ sàn tới trần nhà tắm nên nằm trong khoảng 1,8m đến 2m. Nếu nhà tắm của bạn thấp hơn hoặc cao hơn thì nên lựa chọn đèn có kích thước và công suất toả nhiệt phù hợp.
Sau khi hoàn thành xong các yêu cầu trên về cách lắp đèn sưởi nhà tắm thì tiến hành lắp đặt theo các bước sau:
Bước 1: Tiến hành khảo sát khu vực lắp đèn sưởi
Khảo sát vị trí và trao đổi với khách hàng về các thông số kỹ thuật trước khi tiến hành lắp đặt. Kịp thời lên phương án khi có sự cố phát sinh về các đường dây điện.
Bước 2: Đo đạc vị trí để lắp đặt
Tiến hành đo đạc để xác định chính xác kích thước và vị trí lắp đặt đèn, nguồn điện.
Khoan trần với kích thước phù hợp với đèn sưởi (kích thước thông thường là 30 x 60 cm) sau đó dùng nhôm để ướm thử vị trí đã cắt xem đã phù hợp chưa.
Giữ và cố định nhôm bằng 2 ray sắt có vít dù và kẹp đầu vít, lắp 4 pass để đỡ thiết bị ( Khoảng cách của mặt dưới pass với mặt trên của khung là 0.5 đến 1cm), sau đó lắp ống, bạt và nắp thông gió.
Bước 3: Đầu nguồn điện
Sau khi việc lắp đặt đèn sưởi hoàn thành, tiến hành nghiệm thu để kiểm tra xem đã ổn định chưa, đèn có hoạt động bình thường không. Lúc này đèn sưởi âm trần đã được lắp hoàn thiện và bạn có thể sử dụng.
Trước khi tiến hành lắp đèn sưởi nhà tắm bạn cần lưu ý một số chi tiết sau để đảm bảo quá trình lắp đặt diễn ra nhanh chóng và thuận lợi:
Sau khi đã tìm hiểu về cách lắp đèn sưởi nhà tắm thì dưới đây là một số mẹo nhỏ để sử dụng đèn sưởi an toàn và hiệu quả nhất.
Quá trình lắp đèn sưởi phải đảm bảo an toàn và đúng kỹ thuật, nếu không biết cách lắp đặt sao cho đúng thì bạn nên nhờ sự trợ giúp của thợ lắp đặt để đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt và sử dụng.
Tuy đèn sưởi được thiết kế chống nước, nhưng để đảm bảo an toàn và tăng tuổi thọ cho đèn sưởi của bạn thì trong quá trình tắm nên hạn chế để đèn tiếp xúc với nước. Việc làm này còn giúp tránh khả năng toả nhiệt của bóng đèn sưởi.
Ngoài ra để hạn chế tiếp xúc với nước, bạn có thể lắp đèn sưởi ở vị trí cao nhất vừa tránh được nước vừa giảm nguy cơ chập điện.
Luôn luôn kiểm tra mức độ hoạt động của đèn sưởi nhất là trong mùa đông lạnh giá, thời điểm mà đèn được dùng thường xuyên. Vì sau một thời gian dài sử dụng, bóng đèn sưởi sẽ bị ẩm và có thể dẫn đến hư hỏng toàn bộ cần phát hiện và thay thế kịp thời để đảm bảo an toàn.
Nên vệ sinh đèn sưởi định ký tối thiểu 2 lần/ năm trước và sau mùa đông tránh tình trạng đèn sưởi nhà tắm bị lỗi, hư hỏng, để đảm bảo đèn sưởi luôn hoạt động hiệu quả nhất.
Bạn cần thiết kế công tắc ở vị trí cao, không để trẻ em chạm được. Vì nhiều trẻ nhỏ sẽ nghịch công tắc, bật tắt đèn sưởi không có mục đích gây thiệt hại cho bóng đèn sưởi và giảm tuổi thọ của chúng.
Nên mua loại đèn sưởi thiết kế công tắc riêng cho từng bóng để sử dụng phù hợp với từng thời tiết và tiết kiệm được lượng điện năng tối đa.
Không nên để đèn sưởi hoạt động quá lâu, mỗi lần chỉ nên sử dụng đèn sưởi tối đa 45 phút để kéo dài tuổi thọ cho bóng đèn sưởi bởi bóng đèn sưởi sinh nhiệt khá lớn.
Việc bật đèn sưởi 3 phút trước khi tắm giúp bóng đèn có thể tỏa nhiệt được kịp thời và làm ấm phòng tắm, giúp bạn thoải mái hơn khi tắm.
Trên đây là các cách lắp đèn sưởi nhà tắm mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Việc lắp đặt đèn sưởi trong nhà tắm sẽ giúp bạn và những người thân yêu có thể thoải mái sử dụng nơi này trong những ngày mùa đông lạnh giá. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý, nếu bản thân vẫn chưa hiểu cách lắp đèn sưởi nhà tắm thì nên thuê thợ kỹ thuật. Những người thợ lành nghề, có kinh nghiệm sẽ giúp bạn lắp đặt thiết bị đèn sưởi trong nhà tắm an toàn, hiệu quả.
Visit our site and see all other available articles!