Giá nước sạch Hà Nội và cách tính tiền nước hàng tháng

Giá nước sạch Hà Nội đã có những thay đổi đáng kể trong thời gian gần đây. Do đó, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về giá nước sạch Hà Nội, cách tính giá nước, cũng như một số mẹo hữu ích để tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày.

Xem Đầy Đủ

1. Giá nước sạch Hà Nội hiện nay bao nhiêu tiền?

Sau gần một thập kỷ giữ nguyên, giá nước sạch tại Hà Nội đã có sự điều chỉnh quan trọng. Ngày 07/07/2023, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định 3541/QĐ-UBND về việc điều chỉnh giá nước sinh hoạt trên địa bàn.

Xem Đầy Đủ

Theo quyết định này, giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt sẽ được điều chỉnh tăng theo 2 lộ trình: 6 tháng cuối năm 2023 và năm 2024, áp dụng cho các nhóm đối tượng sử dụng nước khác nhau.

Xem Đầy Đủ
Xem Đầy Đủ

Giá nước sạch Hà Nội được quy định theo Quyết định 3541/QĐ-UBND

Xem Đầy Đủ

1.1. Đơn giá nước sạch áp dụng cho đơn vị kinh doanh

Đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ, giá nước sạch được áp dụng cao hơn so với các đối tượng khác. Cụ thể, ngày 01/07/2023 điều chỉnh ở mức 27.000 đồng/m³. Tuy nhiên đến ngày 01/01/2024 giá tăng lên thành 29.000 đồng/m³.

Xem Đầy Đủ

Lưu ý rằng mức giá này chưa bao gồm thuế GTGT và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.

Xem Đầy Đủ

1.2. Đơn giá nước áp dụng cho cơ quan hành chính sự nghiệp, công cộng

Đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, giá nước sạch Hà Nội cũng tăng đáng kể. Nếu trước đây chỉ có 9.955 đồng/m³, tăng lên thành 12.000 đồng/m³ vào ngày 01/07/2023 thì kể từ 01/01/2024, giá đã ở mức 13.500 đồng/m³.

Xem Đầy Đủ

1.3. Đơn giá nước sạch áp dụng cho đơn vị sản xuất

Đối với các đơn vị sản xuất, giá nước sạch được áp dụng cao hơn một chút. Trước đây, giá cũ là 11.615 đồng/m³ nhưng kể từ khi điều chỉnh vào 01/01/2024 thì giá hiện tại là 16.000 đồng/m³.

Xem Đầy Đủ

1.4. Đơn giá nước sạch áp dụng cho sinh hoạt

Đối với hộ dân cư, giá nước sạch Hà Nội được tính theo bậc thang, tùy thuộc vào lượng nước sử dụng. Dưới đây là bảng giá chi tiết:

Xem Đầy Đủ

Bậc 1 áp dụng 10m³ sử dụng đầu tiên:

Xem Đầy Đủ
  • Hộ dân thuộc diện gia đình chính sách (hộ nghèo/cận nghèo): 5.973 đồng/m³.
  • Các đối tượng hộ dân cư khác thì giá nước sạch điều chỉnh kể từ 01/01/2024 là 8.500 đồng/m³.
Xem Đầy Đủ

Bậc 2 áp dụng cho mức sử dụng từ 10 - 20m³: Từ 01/01/2024 giá ở cụ thể là 9.900 đồng/m³.

Xem Đầy Đủ

Bậc 3 áp dụng cho mức sử dụng từ 20 - 30m³: Sau điều chỉnh giá tăng 4.000 đồng/m³, từ 12.000 đồng/m³ lên 16.000 đồng/m³ vào ngày 01/01/2024.

Xem Đầy Đủ

Bậc 4 áp dụng cho mức sử dụng trên 30m³: Cũng có giá tăng từ 24.000 đồng/m³ ngày 01/07/2023 thành 27.000 đồng/m³ vào 01/01/2024.

Xem Đầy Đủ
Xem Đầy Đủ

Giá nước hộ gia đình tại thủ đô tính theo cấp bậc

Xem Đầy Đủ

2. Hướng dẫn cách tính giá nước sinh hoạt tại thủ đô

Đối với hộ gia đình, giá nước sạch Hà Nội được tính theo phương pháp tích lũy. Điều này có nghĩa là giá tiền sẽ tăng theo từng bậc thang dựa trên lượng nước sử dụng. Để hiểu rõ hơn, cùng Kuto.vn xem xét ví dụ sau:

Xem Đầy Đủ

Giả sử một hộ gia đình ở Hà Nội sử dụng 40m³ nước trong một tháng (tính từ 01/07/2023). Cách tính sẽ như sau:

Xem Đầy Đủ
  • Bậc 1: 10m³ đầu tiên: 7.500 x 10 = 75.000 đồng;
  • Bậc 2: 10m³ tiếp theo (10-20m³): 8.800 x 10 = 88.000 đồng;
  • Bậc 3: 10m³ tiếp theo (20-30m³): 12.000 x 10 = 120.000 đồng;
  • Bậc 4: 10m³ còn lại (trên 30m³): 24.000 x 10 = 240.000 đồng.
Xem Đầy Đủ

Tổng giá tiền nước sử dụng: 75.000 + 88.000 + 120.000 + 240.000 = 523.000 đồng. 

Xem Đầy Đủ

Sau đó, cần cộng thêm:

Xem Đầy Đủ
  • 5% thuế GTGT: 523.000 x 5% = 26.150 đồng;
  • 10% phí bảo vệ môi trường: 523.000 x 10% = 52.300 đồng
Xem Đầy Đủ

Tổng cộng, giá nước sạch Hà Nội phải thanh toán là: 523.000 + 26.150 + 52.300 = 601.450 đồng.

Xem Đầy Đủ
Xem Đầy Đủ

Biết cách tính giá nước sẽ hiểu rõ hơn về chi phí sinh hoạt hàng tháng

Xem Đầy Đủ

3. Một số cách hay giúp tiết kiệm nước sinh hoạt

Với giá nước ngày càng tăng, việc tiết kiệm nước không chỉ giúp giảm chi phí mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Cụ thể:

Xem Đầy Đủ
  • Dùng nước rửa rau hoặc nước thải từ máy lọc để xả bồn cầu hoặc tưới cây.
  • Chuyển sang dùng vòi sen, vòi phun nước tiết kiệm, bồn cầu có nút xả mạnh/nhẹ. Các thiết bị vệ sinh chuyên dụng, hiện đại hiện nay thường có tính năng tiết kiệm nước thông minh và hiệu quả.
  • Rèn luyện thói quen tiết kiệm như tắt vòi nước khi không sử dụng, mở vòi ở mức vừa phải, dùng cốc khi đánh răng,... Không nên rửa đồ trực tiếp dưới vòi nước để tránh lãng phí nước.
  • Kiểm tra thường xuyên các thiết bị sử dụng nước để phát hiện rò rỉ như: Đường ống dẫn nước, vòi nước, bể đựng nước... Trong trường hợp chúng bị nứt, rỉ, cần tiến hành sửa chữa hoặc thay mới để đảm bảo nước sinh hoạt cho gia đình không bị ảnh hưởng. Nhờ đó phần nào tiết kiệm nước và phí nước sạch hàng tháng.
  • Tận dụng nước mưa để sử dụng cho các mục đích như lau nhà, tưới cây, vệ sinh nhà tắm, sân vườn, rửa xe.
  • Đặt chai nhựa hoặc phao nổi trong ngăn xả nước của bồn cầu giúp giảm lượng nước xả mỗi tháng.
  • Chỉ nên sử dụng máy giặt, máy rửa bát khi đã có đủ đồ cần giặt/rửa, tránh chạy các thiết bị này với ít đồ.
Xem Đầy Đủ
Xem Đầy Đủ

Đặt chai nhựa trong ngăn xả bồn cầu giúp giảm lượng nước xả mỗi tháng

Xem Đầy Đủ

Trên đây là các thông tin về giá nước sạch Hà Nội bao nhiêu và cách tính tiền nước sạch hàng tháng tại khu vực thu đô. Song song với việc xác định tiền nước sạch, các gia đình nên chủ động áp dụng những biện pháp hữu ích trong việc tiết kiệm nước sinh hoạt như sử dụng các thiết bị phụ kiện phòng tắm thông minh, không xả vòi nước lãng phí, chú ý bảo dưỡng đường ống nước, bồn đựng nước tránh rò rỉ... Điều này sẽ góp phần giúp gia đình tiết kiệm phần nào chi phí nước sinh hoạt hàng tháng.

Xem Đầy Đủ

Did you like this story?

Please share by clicking this button!

This page was generated by the plugin

Visit our site and see all other available articles!

KUTO - Thương hiệu thiết bị vệ sinh Nhật Bản cao cấp chính hãng