Phong thuỷ nhà vệ sinh kỵ nhất điều này, đừng phạm phải nếu muốn phúc khí tràn đầy

Theo quan niệm phong thủy khi xây dựng nhà ở, ngoài chú ý đến các không gian sinh hoạt chính như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp thì gia chủ cũng phải lưu tâm đến nhà vệ sinh. Tuy là công trình phụ song nhà vệ sinh lại được sử dụng với thời gian khá nhiều. Vì vậy, gia chủ nên tránh phạm phải những điều kiêng kỵ trong phong thuỷ nhà vệ sinh. Điều này giúp các thành viên trong gia đình hóa giải những điềm xấu, đẩy lùi xui xẻo và tai ương. 

Xem Đầy Đủ

1. Những điều cần biết về phong thủy nhà vệ sinh

Khi tìm hiểu về phong thuỷ nhà vệ sinh, bạn cần chú ý đến các yếu tố từ trong ra ngoài, bao gồm màu sắc, bố cục và cách sắp xếp đồ đạc. Việc làm nhỏ nhưng có tác động đáng kể đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, đồng thời ảnh hưởng đến vận khí của gia đình.

Xem Đầy Đủ

1.1. Cửa phòng tắm

Cửa nhà vệ sinh giống như cái hố lớn, giải phóng âm khí, tương khắc với nguồn sinh khí dồi dào ở cửa chính. Bạn không nên đặt cửa nhà sinh đối diện với cửa ra vào, cửa phòng ngủ bởi điều này có thể gây tổn hại sinh khí tốt. 

Xem Đầy Đủ

Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần tránh bố trí nhà vệ sinh đối diện với nhà bếp. Phòng bếp là nơi nấu nướng, chế biến thức ăn nên cần đảm bảo sạch sẽ. Trong khi đó, nhà vệ sinh chứa nhiều vi khuẩn, ảnh hưởng đến quá trình nấu ăn.

Xem Đầy Đủ

Để bảo vệ sức khoẻ của các thành viên trong gia đình, bạn không nên đặt cửa nhà vệ sinh đối diện với cầu thang đi lên. Nguyên nhân được lý giải vì khí xấu đi xuống cầu thang sẽ vào thẳng nhà tắm, lâu ngày tích tụ khí độc. Trong trường hợp bắt buộc phải thiết kế theo cách này, để đảm bảo phong thuỷ nhà vệ sinh, bạn có thể treo một bức rèm dài trên bậc thang và cửa nhà tắm. 

Xem Đầy Đủ

Về kích thước, cửa nhà vệ sinh nên có chiều cao từ 1.88 - 2.1m, chiều rộng từ 0.6 - 0.8m. Nhìn trên thước lỗ ban, các kích thước này chỉ nên vừa tới chữ “hại" và “kiếp". 

Xem Đầy Đủ
Xem Đầy Đủ

Hướng cửa ảnh hưởng lớn đến phong thuỷ nhà vệ sinh

Xem Đầy Đủ

1.2. Trong phòng tắm

Trong phong thuỷ nhà vệ sinh, cách bố trí, thiết kế khu vực bên trong cũng cần tuân theo những nguyên tắc nhất định. Cụ thể như sau:

Xem Đầy Đủ
  • Không tu sửa phòng tắm thành phòng ngủ: phòng tắm quy tụ nguồn khí xấu lớn, không sạch sẽ. Nếu biến thành phòng ngủ, gia chủ sẽ gặp phải nhiều điều không may mắn và hao tổn sinh lực. 
  • Không để nền nhà quá trơn: khu vực này thường xuyên tiếp xúc với nước. Vì vậy, bạn nên dùng các loại gạch có bề mặt gồ ghề, không quá nhẵn để chống trơn trượt. 
  • Bố trí cửa sổ: một ô cửa sổ nhỏ giúp không khí bên trong nhà vệ sinh được lưu thông, giảm hôi thối. 
  • Không để nước chảy khắp nơi: việc nước chảy lênh láng không chỉ tốn kém về chi phí mà còn làm nhà vệ sinh ẩm thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. 
  • Không sử dụng các vật kim loại sắc nhọn: những đồ vật này có thể gây thương tích, nguy hiểm cho gia chủ. Không chỉ vậy, chúng còn làm hao hụt vận khí tốt lành của gia đình. 
  • Không đặt bồn tắm giữa nhà vệ sinh: bạn nên bố trí vật dụng này ở góc tường, tránh làm cản trở việc đi lại và tạo nên sự hài hoà cho không gian. 
  • Chọn bồn tắm có hình dáng phù hợp: theo phong thuỷ nhà vệ sinh, gia chủ nên sử dụng bồn tắm hình ngũ giác, hình tròn, hình chữ nhật hoặc hình lục giác để tăng vận khí tốt lành, tuyệt đối không chọn bồn tắm hình tam giác. 
  • Không thay đổi vị trí bồn cầu khi đã lắp cố định: điều này giúp bạn tránh động chạm tới khí bẩn. Trong phong thủy nhà vệ sinh trước khi xây nhà vệ sinh, gia chủ nên tính toán kỹ lưỡng để xác định vị trí đặt bồn cầu phù hợp. 
  • Không để nền phòng ngủ thấp hơn phòng tắm: nhà vệ sinh rất ẩm ướt, chứa nhiều vi khuẩn không tốt. Nếu bố trí như vậy, bạn dễ mắc phải các bệnh liên quan đến nội tiết. 
Xem Đầy Đủ

1.3. Bố cục toilet

Một trong những yếu tố liên quan đến phong thuỷ nhà vệ sinh bạn cần biết chính là bố cục toilet. Nếu phạm phải những điều cấm kỵ dưới đây, vận khí trong nhà sẽ bị hao hụt, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình. 

Xem Đầy Đủ
  • Không dùng đồ đạc làm từ gỗ
  • Không để quá nhiều đèn
  • Không dùng nước thải tưới cây trong toilet
  • Không để cây trong nhà vệ sinh dính phải bọt xà phòng
  • Không dùng gương quá to, quạt điện trong nhà vệ sinh
  • Không bố trí phòng ngủ nằm phía dưới nhà vệ sinh 
Xem Đầy Đủ
Xem Đầy Đủ

Gia chủ nên tìm hiểu kỹ bố cục trước khi thiết kế để đảm bảo phong thuỷ nhà vệ sinh

Xem Đầy Đủ

1.4. Màu sắc

Nếu muốn phong thuỷ nhà vệ sinh đạt chuẩn, bạn phải chú ý đến màu sắc tổng thể. Gia chủ không nên sơn tường màu tím đậm bởi gam màu này có thể gây ức chế, tạo cảm giác nặng nề, bí bách. 

Xem Đầy Đủ

Bên cạnh đó, các tone màu quá tối như đen, xám đậm, tím than cũng không tốt cho phong thuỷ nhà vệ sinh. Những gam màu này mang tính âm, trong khi đó nhà tắm cũng có nhiều âm khí, cần bổ sung thêm dương khí. Việc dùng các màu sơn này khiến gia chủ dễ ốm đau, bệnh tật. 

Xem Đầy Đủ

Theo ngũ hành, nhà tắm mang hành Thuỷ. Vì vậy, các gam màu thuộc hành Thuỷ như xanh lam hoặc màu hành Kim như trắng, be là lựa chọn phù hợp. 

Xem Đầy Đủ

2. Cách bố trí nhà vệ sinh theo hướng phong thuỷ

Phương hướng có ảnh hưởng lớn đến phong thuỷ nhà vệ sinh. Để tăng vận khí tốt lành trong gia đình, bạn cần bố trí không gian này nằm ở hướng vượng, tránh hướng suy. Các hướng đặt nhà vệ sinh cần tránh gồm:

Xem Đầy Đủ
  • Hướng Nam: đây là quẻ Ly thuộc hành Hoả, nhà vệ sinh mang hành Thuỷ. Theo ngũ hành, Hoả và Thuỷ là 2 cung tương khắc với nhau. Vì vậy, phong thủy nhà vệ sinh nằm ở hướng Nam khiến các thành viên trong gia đình dễ lục đục, mâu thuẫn. 
  • Hướng Bắc: vị trí này khiến yếu tố Thuỷ tăng cao và gây ra hiện tượng “chìm". Trong trường hợp bắt buộc phải bố trí nhà vệ sinh về hướng Bắc, bạn nên trồng một chậu cây lớn để đẩy lùi Thuỷ năng và hấp thụ bớt Mộc năng. 
  • Hướng Đông Bắc: hướng này thuộc hành Thổ, làm phá huỷ Thuỷ năng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình. 
  • Tây Nam: khí năng ở hướng này biến chuyển không ổn định, Thổ khí phá huỷ Thuỷ năng làm hao tổn sinh lực của gia chủ. 
  • Tây Bắc: Kim năng của ngôi nhà sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng nếu bố trí nhà vệ sinh về hướng Tây Bắc. 
Xem Đầy Đủ

Ngoài hướng nhà vệ sinh, bạn cũng cần chú ý đến một số cấm kỵ về hướng bố trí các vật dụng bên trong khu vực này:

Xem Đầy Đủ
  • Không đặt hướng bồn cầu cùng với hướng nhà
  • Không gộp chung nhà vệ sinh, nhà tắm và lavabo rửa mặt
  • Đối với nhà nhiều tầng, không thiết kế nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ, nhà bếp
Xem Đầy Đủ

3. Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ?

Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ không là thắc mắc của nhiều người khi xây dựng nhà ở. Nguyên nhân được lý giải vì điều này phụ thuộc nhiều vào phong thuỷ nhà vệ sinh. Trên thực tế, đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ có nhiều ưu điểm vượt trội như:

Xem Đầy Đủ
  • Thuận tiện cho sinh hoạt hằng ngày, bạn không cần di chuyển nhiều, đặc biệt là ban đêm
  • Nhà vệ sinh đảm bảo được sự riêng tư, giúp gia chủ cảm thấy thoải mái hơn
Xem Đầy Đủ

Nếu thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ, ngoài tuân thủ những nguyên tắc đã đề cập ở trên, bạn cũng cần chú ý đến hướng. Để phong thuỷ nhà vệ sinh luôn ổn định, gia chủ nên bố trí khu vực này về hướng Đông, Tây Nam, tránh hướng Bắc và Đông Nam. 

Xem Đầy Đủ
Xem Đầy Đủ

Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ? Điều này đem lại sự thuận tiện khi sinh hoạt

Xem Đầy Đủ

Trong trường hợp phong thuỷ nhà vệ sinh phạm phải đại kỵ, bạn có thể hoá giải điềm xấu bằng cách cách sau:

Xem Đầy Đủ
  • Cửa nhà vệ sinh đối diện giường ngủ, cửa phòng ngủ: dùng rèm cửa hoặc vách ngăn 
  • Giường ngủ đặt đối diện hoặc sát tường nhà vệ sinh: kê giường cách tường một khoảng, điều chỉnh vị trí sao cho đầu giường ngủ không đối diện cửa nhà vệ sinh
  • Thường xuyên tẩy rửa nhà vệ sinh
  • Treo 1 chiếc hồ lô ở đầu giường để có giấc ngủ sâu và ngon hơn
  • Có thể đặt một số vật nhiều dương khí như đá thạch anh, từ đó hóa giải điềm xấu
  • Không để quần áo quá lâu trong nhà vệ sinh
Xem Đầy Đủ

4. Những kiêng kỵ trong phong thuỷ nhà vệ sinh

Việc nắm rõ những cấm kỵ trong phong thuỷ nhà vệ sinh giúp gia chủ biết cách bố trí, thiết kế không gian này phù hợp. Từ đó, quá trình sinh hoạt hằng ngày sẽ diễn ra thuận tiện hơn. 

Xem Đầy Đủ

4.1. Về vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà

Vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà phải đảm bảo tính thuận tiện, đồng thời tránh phạm phải đại kỵ về phong thuỷ. Khi thiết kế khu vực này, bạn cần nắm rõ một số vấn đề sau:

Xem Đầy Đủ
  • Không bố trí nhà vệ sinh ở giữa ngôi nhà để vi khuẩn không phát tán khắp nơi
  • Không bố trí nhà vệ sinh ở vị trí thanh long của cửa chính, tránh gặp phải thị phi, làm ăn thất bát
  • Không đặt nhà vệ sinh cuối hành lang
  • Phong thuỷ nhà vệ sinh cần tránh thiết kế liền với bếp
  • Không đặt nhà vệ sinh sau bài vị, tránh vị trí sao Khuê chiếu đến (Văn Xương)
Xem Đầy Đủ

4.2. Về phong thuỷ nhà vệ sinh theo tuổi

Xét về tuổi, gia chủ cần chú ý phương vị nhà vệ sinh không được xung khắc với năm sinh của mình. Bạn nên chọn những hướng tốt, phù hợp với cung mệnh để gia tăng phúc khí. Đặc biệt, khu vực thờ tự tuyệt đối không đặt sát nhà vệ sinh. Việc bố trí phòng thờ gần nhà vệ sinh vừa gây ô nhiễm, vừa thất kính với tổ tiên.   

Xem Đầy Đủ

5. Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh có nên đặt gần nhau? 

Sự bất cẩn trong bố trí phong thuỷ bếp và nhà vệ sinh có thể khiến gia đình ly tán, sức khoẻ giảm sút. Với những ngôi nhà có diện tích hạn chế, gia chủ thường thiết kế 2 khu vực này gần nhau nhằm tiết kiệm diện tích. Tuy nhiên, cách làm này đã phạm phải phong thuỷ nhà bếp và nhà vệ sinh. 

Xem Đầy Đủ

Xét về ngũ hành âm dương, bếp thuộc hành Hoả đặt gần nhà vệ sinh thuộc hành Thuỷ tạo ra sự xung khắc. Điều này gây ra những hệ quả không tốt như vận khí kém, hao tổn tài lộc, dễ xảy ra mâu thuẫn… 

Xem Đầy Đủ
Xem Đầy Đủ

Để đảm bảo phong thuỷ nhà vệ sinh, gia chủ nên hạn chế đặt khu vực này gần bếp

Xem Đầy Đủ

Nếu bắt buộc phải bố trí phòng bếp và nhà vệ sinh gần nhau, bạn có thể hoá giải điềm xấu bằng các cách như sau:

Xem Đầy Đủ
  • Không đặt bếp nấu sát nhà vệ sinh, gia chủ nên bố trí chậu rửa bát hoặc tủ lạnh mang tính thuỷ bên cạnh
  • Bỏ các viên đá thạch anh bảo bình vào lọ thuỷ tinh rồi đặt trong nhà vệ sinh để hút âm khí
  • Giữ gìn vệ sinh nhà bếp và nhà vệ sinh
Xem Đầy Đủ

Bồn cầu liền khối là loại bồn cầu có thiết kế liền mạch, phần két nước và bệ ngồi được đúc thành một khối thống nhất. Điều này tạo nên vẻ ngoài sang trọng, hiện đại và đặc biệt hạn chế các khe hở, giúp việc vệ sinh trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Xem Đầy Đủ

Phong thuỷ nhà vệ sinh có những quy tắc mà gia chủ cần tuân theo. Điều này đảm bảo các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh, làm ăn thuận lợi và gặp nhiều may mắn. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà để tránh phạm vào những điều cấm kỵ về phong thuỷ.

Xem Đầy Đủ

Did you like this story?

Please share by clicking this button!

This page was generated by the plugin

Visit our site and see all other available articles!

KUTO - Thương hiệu thiết bị vệ sinh Nhật Bản cao cấp chính hãng