Hướng dẫn vệ sinh téc nước đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà

CEO Fuji NguyễnCEO Fuji Nguyễn

27 Tháng Bảy 2024

431

Téc nước (hay bồn nước) sau quá trình dài sử dụng khó tránh khỏi tình trạng cặn bẩn. Việc không thường xuyên vệ sinh khiến nguồn nước bị ảnh hưởng cũng có thể gây hại cho sức khỏe con người. Cùng KUTO tìm hiểu cách vệ sinh bồn nước tại nhà ngay sau đây.

1. Vì sao cần vệ sinh téc nước định kỳ?

Hầu hết các gia đình Việt hiện nay đều sử dụng téc nước để dự trữ nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nguồn nước máy rất sạch bên chủ quan trong việc vệ sinh téc nước.

  • Thông thường, sau thời gian dài sử dụng, bồn nước nào cũng bị lắng đọng bụi bẩn, rong rêu, phèn,… Nếu không vệ sinh téc nước, các cặn bẩn sẽ bám vào các đường hàn dẫn đến hiện tượng rò rỉ. Điều này thậm chí còn có thể gây nguy hiểm nếu téc nước bị rơi do mối hàn rỉ sét lâu ngày.
  • Nước trong téc lâu ngày không được vệ sinh có thể bị ô nhiễm. Sử dụng nước này trong sinh hoạt hằng ngày tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh về tiêu hóa, da liễu,…

Hai nguyên nhân chính trên đã minh chứng cho sự cần thiết của việc vệ sinh téc nước định kỳ. Theo đó, các gia đình nên duy trì việc vệ sinh téc nước nhà mình tối thiểu 6 tháng/lần, tốt nhất là 3 tháng/lần.

Nên vệ sinh téc nước định kỳ 6 tháng/lần

Nên vệ sinh téc nước định kỳ 6 tháng/lần

2. Dấu hiệu cho thấy cần vệ sinh téc nước

Khi nước trong téc bị nhiễm bẩn sẽ có biểu hiện như nước đổi màu lạ, có mùi hôi khó chịu,… Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết cụ thể loại nhiễm bẩn:

  • Nước nhiễm clo: Mùi thuốc khử trùng được ngửi thấy rõ ràng.
  • Nước nhiễm sắt: Bạn sẽ thấy nước hơi ngả vàng và ngửi thấy mùi tanh trong téc.
  • Nước nhiễm mangan: Biểu hiện rõ nét nhất là các mảng đen bám chặt ở thành téc nước. Đồng thời, khi dùng nước trong sinh hoạt, bạn có thể cảm nhận tay nhờn dính, khó rửa trôi bằng xà phòng.
  • Nước nhiễm phèn: Dấu hiệu nhận biết chính xác nhất là thấy nước có màu xanh vàng.
  • Nước nhiễm hydrogen sulfide: Bạn ngửi thấy nước có mùi hôi như mùi trứng thối.

3. Các bước vệ sinh bồn nước đúng cách

Trên thị trường hiện nay có 2 loại bồn nước chính là bồn nhựa và bồn inox. Bạn hoàn toàn có thể vệ sinh 2 loại téc nước này tại nhà khi tiến hành theo hướng dẫn 5 bước sau:

3.1. Ngắt nguồn điện bơm nước lên téc

Để đảm bảo an toàn trong khi vệ sinh, tốt nhất bạn nên ngắt hẳn nguồn điện ra khỏi máy bơm. Nếu nhà bạn dùng phao điện bồn nước thì bước này càng trở nên quan trọng. Trường hợp bạn dùng nguồn nước máy thì cũng phải thực hiện bước khóa van nguồn nước đầu tiên.

3.2. Xả hết nước trong téc

Hãy mở van xả ở đáy bồn để xả gần hết nước ra ngoài, chỉ giữ lại một lượng nhỏ để phục vụ việc dọn rửa. Với téc nước inox có cả van xả và vòi bơm thì mở đồng thời cả hai. Đừng quên nối thêm đường ống xả để tránh xả nước tràn trần nhà.

3.3. Vệ sinh trong bồn nước

Ở bước này, bạn có nhiều lựa chọn để làm sạch téc nước. Bạn có thể áp dụng một trong những cách sau:

  • Phương pháp thủ công: Bạn nên dùng bọt biển hoặc bàn chải lông để làm sạch bồn nước. Bạn vào bên trong bồn, kì cọ thật kỹ tất cả vị trí để loại bỏ hết mảng bám, rong rêu, bụi bẩn,… Sau đó, bạn lấy nước xối lại lần nữa để chà sạch và thêm một lần nước tiếp theo để đẩy hết chúng ra ngoài.
  • Sử dụng giấm: Bạn hòa chung giấm ăn với nước trong téc và để qua đêm. Hôm sau, bạn xả nước và lau chùi sẽ thấy hiệu quả làm sạch rõ rệt.
  • Sử dụng baking soda: Với những loại cặn bẩn bám lâu ngày khó đánh rửa thì baking soda là cách bạn không nên bỏ qua. Bạn kết hợp baking soda và giấm theo tỉ lệ 1:1 đổ vào téc nước. Sau 30 – 45 phút, bạn tiếp tục dọn rửa như bình thường.
Có thể dùng phương pháp thủ công để làm sạch téc nước

Có thể dùng phương pháp thủ công để làm sạch téc nước

3.4. Khử trùng bồn nước

Cách khử trùng téc nước được sử dụng nhiều nhất là dùng clo. Bạn bơm nước vào khoảng ¾ téc, hòa dung dịch clo đảm bảo tỉ lệ 50ppm/lượng nước. Tiếp tục bơm nước đầy bồn và để trong trạng thái nghỉ qua đêm, tối thiểu 24 tiếng. Cuối cùng, bạn xả hết nước ra ngoài, xối lại bằng nước sạch thêm lần nữa để mùi clo bay hết.

3.5. Xả nước sạch vào bồn

Trước khi bơm nước vào bồn để sử dụng thì bạn nên xối lại téc nước thêm nhiều lần, đảm bảo không còn bất cứ cặn bẩn nào. Sau khoảng 2 – 3 lần, bạn đóng van xả và bơm nước để sinh hoạt bình thường.

4. Một số lưu ý khi vệ sinh téc nước

Trong quá trình vệ sinh téc nước, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn loại chất tẩy rửa an toàn với sức khỏe và thân thiện với môi trường. Tuyệt đối không dùng hóa chất để đẩy nhanh tốc độ làm sạch vì chúng gây độc hại cho nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp tới người sử dụng.
  • Không dùng vật sắc nhọn như dao, kéo,… để cậy mảng bám. Việc dùng như vậy làm xước bề mặt téc nước sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn bám vào nhiều hơn.
  • Khi vệ sinh, bạn chú ý để tránh làm gãy, vỡ các thiết bị nhỏ như van xả, phao bồn nước,… tốn thêm chi phí thay mới.
  • Nên đeo găng tay cao su và kính bảo vệ mắt khi thực hiện các công đoạn vệ sinh, đặc biệt ở bước khử trùng.
  • Khi làm các bước vệ sinh, bạn cũng quan sát xem téc nước có bị nứt ở vị trí nào không để kịp thời xử lý.
Bồn tắm sứ là một lựa chọn cao cấp và tinh tế, được nhiều người ưa chuộng nhờ vào vẻ đẹp sang trọng và độ bền vượt trội. Chất liệu sứ mang lại bề mặt sáng bóng, mịn màng, giúp không gian phòng tắm trở nên thanh lịch và hiện đại hơn.
Chú ý kiểm tra cả trong và ngoài khi vệ sinh téc nước

Chú ý kiểm tra cả trong và ngoài khi vệ sinh téc nước

Vệ sinh téc nước đúng cách đảm bảo chất lượng nguồn nước bên trong. Công việc này được tiến hành định kỳ bạn và gia đình sẽ an tâm hơn khi sử dụng nước. Mong rằng hướng dẫn trong bài viết này hữu ích với bạn. Tiếp tục theo dõi KUTO để biết thêm nhiều kinh nghiệm vệ sinh các thiết bị khác.

CEO Fuji Nguyễn
CEO Fuji Nguyễn

CEO Fuji Nguyễn là doanh nhân, hiện đang là Giám Đốc công ty Kuto Nhật Bản, có nhiều năm kinh nghiệm trên thương trường.

WEBSITE

HOTLINE

Kuto Japan có thể giúp gì cho bạn?
chat